pH MÁU NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

pH máu điều cần biết của chúng ta là gì?

pH máu điều cần biết là gì? Độ pH của máu là khái niệm mô tả mức độ axit trong máu. Thang đo pH còn được gọi là thang axit-bazơ có giá trị từ 0 đến 14. Việc thay đổi pH máu có thể báo hiệu các tình trạng sức khỏe bất thường. Bài viết cung cấp thông tin về độ pH bình thường của máu. Các ngưỡng pH nào và nguyên nhân có thể khiến pH thay đổi.

pH MÁU ĐIỀU CẦN BIẾT
pH là gì

Độ pH trong máu bình thường

Độ pH của máu trong các động mạch cần trong khoảng 7,35 đến 7,45 để các quá trình trao đổi chất của cơ thể và các hệ cơ quan khác hoạt động tốt. Quá trình trao đổi chất của cơ thể tạo ra axit. Vì vậy, cơ thể cần có một hệ thống phản ứng và điều chỉnh để duy trì mức độ pH khỏe mạnh. Phần lớn axit tạo ra trong cơ thể là axit carbonic hình thành khi CO2 kết hợp với nước.

Cơ quan điều chỉnh pH:

Phổi và thận là hai cơ quan chính điều chỉnh độ pH của máu. Vầ thường là qua trình song song. Ngoài ra, còn có các cơ chế đệm hóa học trên các tế bào khắp cơ thể.

Phổi có thể giúp điều chỉnh pH máu nhanh chóng thông qua quá trình thải loại CO2. Ví dụ khi, tập thể dục, cơ thể tạo ra nhiều CO2 cần thở nhanh hơn để ngăn máu trở nên quá axit.

Thận điều chỉnh độ pH của máu bằng cách bài tiết axit qua nước tiểu. Đồng thời sản xuất và điều chỉnh lượng bicarbonate làm tăng pH máu. Những thay đổi này cần nhiều thời gian hơn so với những phản ứng hô hấp và có thể mất nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Thay đổi nồng độ pH trong máu

Một số trường hợp và tình trạng sức khỏe gây thay đổi độ pH trong máu theo cả hai hướng. Nhiễm axit xảy ra khi máu bị axit hóa – có độ pH dưới 7,35. Nhiễm kiềm xảy ra khi máu không đủ axit – có độ pH trên 7,45.

4 tình trạng thường gặp sau đây gây thay đổi pH trong máu:

  • Nhiễm toan chuyển hóa: Do giảm bicarbonate hoặc tăng nồng độ axit.
  • Nhiễm toan hô hấp: Xảy ra khi cơ thể thải ít CO2 hơn bình thường.
  • Nhiễm kiềm chuyển hóa: Xảy ra do tăng lượng bicarbonate hoặc giảm nồng độ axit.
  • Nhiễm kiềm hô hấp: Xảy ra khi cơ thể thải nhiều CO2 hơn bình thường.

Để đưa độ pH trong máu về ngưỡng an toàn, cần phải xác định và điều trị nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Nguyên nhân thay đổi pH máu

Thay đổi chuyển hóa trong pH máu có thể xảy ra do bệnh lý về thận hoặc thay đổi hô hấp liên quan đến chức năng phổi.

Khi sự thay đổi xảy ra theo một hướng, cơ thể có những cơ chế để dịch chuyển sự cân bằng axit-bazơ theo chiều ngược lại. Ví dụ, nếu bị nhiễm toan hô hấp, cần có một phản ứng chuyển hóa từ thận để thiết lập lại sự cân bằng này.

Nếu cơ thể không thể thiết lập lại cân bằng pH dẫn đến các tình trạng khác nghiêm trọng hơn. Điều này có thể xảy ra nếu mức độ nhiễm axit quá nghiêm trọng hoặc nếu người thận thận không hoạt động tốt.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, việc thay đổi pH máu có thể kéo dài hoặc ngắn.

Nhiễm toan chuyển hóa

Nhiễm toan chuyển hóa có thể xảy ra do:

  • Tổn thương thận dẫn đến urê và các chất thải khác tích tụ trong máu;
  • Tập thể dục quá sức, tích tụ axit lactic trong máu;
  • Sử dụng một số chất như aspirin, methanol hoặc paraldehyd;
  • Cơ thể mất bicarbonate do một số tình trạng như tiêu chảy mãn tính;
  • Nhiễm trùng;
  • Dư ketone trong máu.
  • Ketoacidosis thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc do lạm dụng rượu.

Nhiễm kiềm hô hấp

Nhiễm kiềm hô hấp thường xảy ra do các trạng thái hoặc bệnh lý khiến một người thở nhanh hơn hoặc sâu hơn bình thường bao gồm:

  • Sốc, sợ hãi hoặc hoảng loạn;
  • Nhiệt độ cao;
  • Nhiễm trùng nặng;
  • Một số bệnh lý về phổi;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Suy gan;
  • Sử dụng aspirin quá liều.

Triệu chứng thay đổi pH máu

Nếu có pH máu ngoài phạm vi bình thường, có thể bắt đầu gặp các triệu chứng nhất định. Các triệu chứng gặp phải sẽ phụ thuộc vào việc máu có tính axit hơn hay kiềm hơn. Một số triệu chứng nhiễm toan bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Lú lẫn;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn ngủ;
  • Ho và khó thở;
  • Nhịp tim không đều hoặc tăng;
  • Đau bụng;
  • Yếu cơ, co giật cơ;
  • Bất tỉnh và hôn mê.

Các triệu chứng nhiễm kiềm bao gồm:

  • Lú lẫn và chóng mặt;
  • Run tay;
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay hoặc mặt;
  • Co thắt các cơ;
  • Nôn hoặc buồn nôn;
  • Hôn mê.

Xét nghiệm pH máu điều cần biết

Hai xét nghiệm chính có thể sử dụng để tìm ra độ pH của máu người là xét nghiệm khí máu động mạch và xét nghiệm điện giải. Biết được độ pH trong máu có thể giúp đánh giá tình trạng rối loạn axit-bazơ.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm này để theo dõi nồng độ pH trong máu, chẩn đoán và điều trị đồng thời có các phương pháp chăm sóc cho những người bị bệnh nặng.

  • Xét nghiệm khí máu động mạch có thể gián tiếp lượng giá nồng độ axit máu thông qua lượng Oxi (O2) và Cacbonit (CO2) trong máu.  
  • Xét nghiệm điện giải có thể là một phần của cuộc khám sức khỏe định kỳ hoặc được bác sĩ chỉ định khi cần thiết. Xét nghiệm này cho biết nồng độ muối và khoáng chất có trong máu. Kết quả của các xét nghiệm này có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng và liệu hệ thống kiểm soát cơ thể có hoạt động chính xác hay không.

Việc ăn uống có ảnh hưởng đến pH máu:

Với chế độ ăn hiện tại, 80% thực phẩm đưa vào có tính axít. Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít sẽ bị thay đổi cấu trúc, từ đó phát sinh ung thư.

pH cơ thể thấp gây nhiều bệnh

Theo TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Hà Nội). Đối với các chất lỏng trong cơ thể, pH chính là thang đo để đánh giá tình hình sức khỏe của cơ thể. 

Dung dịch trung tính có pH = 7 và độ pH càng thấp thì tính axít càng cao. Các tế bào sống của cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi pH. 

“Cơ thể hoạt động tốt nhất trong môi trường pH hơi kiềm từ 7,365 – 7,4. Để duy trì được pH này, cơ thể có nhiều chất đệm tham gia”, TS Giang chia sẻ.

Trong cân bằng kiềm toan, phổi và thận đóng vai trò rất quan trọng. Phổi có chức năng điều chỉnh PaCO2 (phân áp CO2 trong máu động mạch). Thận có chức năng hấp thụ, thải trừ bicarbonat và thải trừ axít dưới dạng photphat axit hoặc amoniac.

TS Giang cho biết thêm, khi pH xuống dưới 7,365 sẽ gây ra một loạt thay đổi nghiêm trọng của cơ thể như: Thay đổi cấu trúc tế bào, giảm chức năng não, mất chất khoáng dự trữ, giảm oxy máu, giảm hoạt động của enzyme, gây viêm và làm tổn thương các cơ quan và làm suy giảm hệ miễn dịch.

TS Giang phân tích, khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng. 

Do đó các bế bào sẽ tìm cách sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và yếu. 

Từ đó có thể phát sinh ung thư. Các tế bào cũng phát triển mạnh trong môi trường axít.

Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương…

Với máu, pH lý tưởng duy trì ở mức 7,365, nếu xuống dưới 7,2 là có dấu hiệu nguy kịch, dẫn tới tử vong do hồng cầu sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ các mao mạch, các tế bào bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi.

Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu…

Đáng lưu ý, trong môi trường axít, hoạt động sản xuất bạch cầu bị giảm làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.

Phương pháp kiềm hoá cơ thể

TS Giang cho biết, để xác định mức pH của cơ thể có thể sử dụng giấy quỳ thông qua nước bọt và nước tiểu, nên thực hiện vào sáng sớm sau khi thức dậy. Nếu pH > 7 tức cơ thể khỏe mạnh.

pH máu điều cần biết
pH máu điều cần biết

Để kiềm hoá cơ thể, cần thực hiện đồng bộ từ ăn uống đến tập luyện.

  • Chế độ ăn: Theo TS Giang, xu hướng chế độ ăn hiện nay thì 80% thực phẩm đưa vào có tính axít  và chỉ có 20% có tính kiềm.
  • Do đó để cân bằng, cần thực hiện chế độ ăn ngược lại, 80% thực phẩm kiềm, 20% thực phẩm có tính axít.
  • Trong đó thực phẩm chứa kiềm cao nhất là nhóm rau, củ quả như măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, dầu oliu. Kế đến là khoai lang, đâu bắp, xà lách, cần tây, táo, lê…
  • Các loại thực phẩm giàu tính axít cần tránh là tinh bột, đường hoá học, đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó…
pH máu điều cần biết
pH máu điều cần biết
  • Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axít dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm.
  • Tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể.
  • Tránh xa căng thẳng, stress.
  • Uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Nước giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể. Tránh xa các loại nước ngọt vì chúng tạo môi trường axít và gây ra hàng loạt bệnh tật.

Tóm lược chủ đề pH máu điều cần biết:

Độ pH bình thường của máu trong động mạch nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Cơ thể có cơ chế giúp điều chỉnh pH máu và giữ cho cơ thể hoạt động tốt.

Khi độ pH của máu thay đổi thường do một số tình trạng sức khỏe cần được điều trị. Có thể sử dụng các xét nghiệm khí máu động mạch và điện giải để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Kiến thức sưu tầm tại bvnguyentriphuong.com

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/khoe-dep/chuyen-gia-chi-cach-an-uong-kiem-hoa-de-phong-ung-thu-312758.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ph-ma-u-i-u-c-n-bi-t-gi-gi-n-va-ki-m-soa-t-s-c-kho-e-qua-ph-ma-u
Hotline Kidz